Hướng dẫn sửa chữa bếp từ tại nhà cực kỳ đơn giản với các sự cố hỏng hóc thường gặp. Bạn có thể tự khắc phục tại nhà nếu hiểu rõ được nguyên nhân. Nếu bạn không tìm ra được nguyên nhân, hoặc không thể tự sửa chữa, hãy liên hệ ngay đến các trung tâm sửa chữa uy tín gần nhất để được hỗ trợ.
Sửa chữa bếp từ vẫn chạy nhưng không nóng
Bếp từ nhà bạn có dấu hiệu vẫn đang chạy nhưng không thấy nóng? Nguyên nhân của nó là gì? Theo các chuyên gia thì có 3 nguyên nhân chính:
- Điện áp bếp không ổn định: Bếp từ được trang bị các mạch điện để nhận biết giá trị điện áp. Nếu bếp hoạt động không ổn định, hoặc có giá trị điện áp quá nhỏ sẽ làm cho mạch điện bảo vệ tác động, dẫn đến tình trạng ngắt phần điện dao động kích cho công suất. Khi công suất không hoạt động thì không còn sinh nhiệt, bếp từ sẽ không thể nấu ăn. Hoặc điện áp quá nhỏ làm khối công suất bị ngắt, không thể biến đổi điện năng thành nhiệt năng.
=> Cách khắc phục: Bạn cần đảm bảo nguồn điện cấp cho bếp từ ổn định và đủ dùng.
- Tụ điện lọc 5uF quá yếu: Tụ điện lọc nguồn 5uF có chức năng cung cấp điện năng từ khi công suất trong bếp từ hoạt động. Khi giá trị điện dung của tụ giảm thì năng lượng điện cấp cho công suất hoạt động không đủ dẫn đến bếp từ, không thể làm nóng thức ăn.
=> Cách khắc phục: Khi tụ điện lọc 5uF quá yếu, bạn nên thay mới tụ điện lọc nguồn 5uF cho bếp từ.
- Bếp từ chết sò công suất IGBT ở dạng đứt: Sò công suất IGBT là một trong những linh kiện rất quan trọng của bếp từ. Khi sò công suất IGBT chết sẽ làm mất dao động trong trong mâm dây, dẫn đến không có từ trường biến thiên để làm nóng nồi, dẫn đến bếp từ không hoạt động.
=> Cách khắc phục: Bạn cần thay mới IGBT để bếp từ hoạt động bình thường.
Sửa chữa bếp từ không vào điện
Tình trạng bếp từ không vào điện có thể đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thể đến từ các yếu tố khách quan hoặc chủ quan, cũng có thể đến từ phía người sử dụng. Thông thường bếp không vào điện vì ổ cắm, cầu chì không tiếp điện, hoặc các linh kiện bên trong bếp hỏng hóc hoặc gặp các vấn đề về dây điện, đường truyền…
=> Cách khắc phục: Sau đây là một số cách mà người dùng có thể áp dụng để tự kiểm tra sửa chữa, đảm bảo đưa bếp vào hoạt động trở lại nhanh nhất:
- Dùng bút thử điện hoặc các dùng cụ chuyên dụng cho điện gia đình để kiểm tra xem cầu chì có bị đứt hay không.
- Nếu cầu chì vẫn chưa bị đứt thì người dùng ngay lập tức kiểm tra biến áp của bếp.
- Nếu biến áp của bếp từ là loại biến áp thông thường, bạn nên tiến hành kiểm tra xem nó còn trở kháng hay không, nếu không còn trở kháng thì có nghĩa là bếp đã bị hỏng và người dùng cần phải thay thế linh kiện khác.
- Kiểm tra hai loại biến áp nguồn chạy nguồn xung, thực hiện bằng cách xem sò công suất IGBT và IC còn hoạt động tốt hay không. Nếu điện trở cấp nguồn sơ cấp còn tốt thì không sao nhưng nếu bị đứt thì phải mang đi sửa mới dùng bình thường được.
- Trong quá trình kiểm tra linh kiện để tự khắc phục lỗi, người dùng cần chú ý đến hoạt động của mạch nguồn xem nó có thấp quá hay cao quá không nhé.
- Kiểm tra thử thạch anh cũng là một việc nên làm.
Sửa chữa bếp từ không nhận nồi
Bếp từ không nhận nồi có thể do một số nguyên nhân sau đây:
- Do vị trí đặt nồi nấu: Có thể bạn không chú ý về vị trí đặt nồi nấu, đặt nồi bị lệch khiến phần đáy nồi không khớp với vùng nấu. Khi đó, bếp sẽ không nhận nồi và phát cảnh báo lỗi trên bảng điều khiển.
=> Cách khắc phục: Người dùng chỉ cần đặt nồi lại đúng vị trí (chính giữa mâm từ) bếp sẽ hoạt động bình thường.
- Do nồi không phù hợp: Do bếp hoạt động theo nguyên lý cảm ứng từ nên những loại nồi có phần đáy nhiễm từ như nồi có chất liệu inox mới hoạt động được. Sử dụng các loại nồi khác bếp sẽ không nhận và báo lỗi.
=> Cách khắc phục: Người dùng cần chọn mua loại nồi được khuyến cáo sử dụng được với bếp từ, thông thường dưới đáy nồi sẽ có ký hiệu dập nổi rõ ràng để người tiêu dùng dễ nhận biết.
Đáy nồi bị biến dạng
Trong trường hợp không phải do vị trí đặt nồi hay loại nồi không phù hợp thì người dùng nên kiểm tra phần đáy nồi xem có bị biến dạng không.
=> Cách khắc phục: Nếu đáy nồi bị biến dạng, bóp méo thì người dùng nên thay nồi mới chứ không nên cố sử dụng vì lâu ngày có thể ảnh hưởng xấu tới cảm biến và bo mạch của bếp.
Do lỗi cảm biến hoặc IC
Nguyên nhân của sự cố này là do phần cảm biến hoặc IC của bếp từ đã bị hỏng nên bếp nhận nồi kém, chập chờn.
=> Cách khắc phục: Nếu bạn không thể tự sửa chữa bếp từ, tốt nhất hãy liên hệ đơn vị bảo hành (nếu bếp từ còn trong thời gian bảo hành) hoặc đơn vị sửa bếp từ tại nhà để thợ kỹ thuật với kiểm tra và hỗ trợ khắc phục sự cố.
Trên đây là hướng dẫn sửa chữa bếp từ đơn giản với các lỗi thường gặp, bạn có thể tự khắc phục tại nhà nếu nắm được nguyên nhân. Nếu không tìm được nguyên nhân hoặc không thể tự sửa chữa, bạn vui lòng liên hệ ngay với bên bảo hành hoặc các trung tâm sửa chữa uy tín gần nhất để được hỗ trợ.
Mọi thông tin chi tiết liên hệ:
- Địa chỉ: Số 8, Tổ 6, Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội
- VPGD: Tòa nhà VigsGroup, LK15, ngõ 6, Phan Đình Giót, Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội
- Tòa nhà Bình Vượng, 200 đường Quang trung, Q.Hà Đông,TP.Hà Nội
- Hottline: 0988.230.233 – 0935.230.233
Mọi thông tin chi tiết liên hệ:
- Địa chỉ: Số 8, Tổ 6, Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội
- VPGD: Tòa nhà VigsGroup, LK15, ngõ 6, Phan Đình Giót, Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội
- Tòa nhà Bình Vượng, 200 đường Quang trung, Q.Hà Đông,TP.Hà Nội
- Hottline: 0988.230.233 – 0935.230.233
0 Nhận xét